Quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm
---------😘😘😘
Tuyển thành viên CLB Đào Tạo Phần Mềm năm 2020.
🌏 Cơ sở 1 - Lớp học tại số 7 tạ quang bửu - phòng 306-307 nhà B10 (ĐH Bách khoa HN).
🌏 Cơ sở 2 - Lớp học tại số 79 ngõ 53 ngọa long (ĐH Công nghiệp HN).
👉 Thứ nhất là tuyển các bạn hỗ trợ các bạn học viên mới (Có lương).
👉 Thứ hai là tuyển các bạn học viên mới học cơ bản và nâng cao (Có học phí).
👉 Các phần mềm đang được CLB Đào tạo trực tiếp là 💎 - AutoCad 💎 - Solidworks 💎 - Inventor 💎 - Solid Edge 💎 - Catia 💎 - Creo 💎 - NX 💎- Visi 💎 - Mastercam 💎 - Cimatron.
👉 Có 3 ca học cho các bạn lựa chọn.
+ Ca sáng: 8h00-10h30
+ Ca chiều: 14h00-16h30
+ Ca tối: 19h00-21h30
👉 Liên hệ :
Nhắn tin đăng ký lớp Autocad ở đây : http://m.me/373618006493469
Nhắn tin đăng ký lớp Solidworks ở đây : http://m.me/522713527913227
Nhắn tin đăng ký lớp Inventor ở đây : http://m.me/967090953386706
Nhắn tin đăng ký lớp Catia ở đây : http://m.me/624021321084770
Nhắn tin đăng ký lớp Nx ở đây : http://m.me/503028676567063
Nhắn tin đăng ký lớp Creo ở đây : http://m.me/2051955615046720
Nhắn tin đăng ký lớp Mastercam ở đây : http://m.me/2146280145607834
Nhắn tin đăng ký lớp Cimatron ở đây : http://m.me/144536029748753
Nhắn tin đăng ký lớp phần mềm khác http://m.me/1315339938541536
Sdt/Zalo : 0366 030 217 (Admin Lê Văn Đức).
Facebook : Levanduc Lvd.
“Quá trình” (tiếng Anh: process) là một chuỗi những hoạt động diễn ra theo thời gian nhằm mục đích biến các yếu tố “đầu vào” thành “đầu ra”
Đặc điểm nổi bật của quá trình là nó mang tính “tất định”, có nghĩa là với một tập hợp các yếu tố đầu vào cho trước, nếu áp dụng quá trình thì chúng ta chắc chắn sẽ thu được đầu ra như dự kiến. Đây là đặc điểm quan trọng giúp phân biệt quá trình với “nghệ thuật” hay “kinh nghiệm”. Với “nghệ thuật” và “kinh nghiệm”, có người làm được, có người không và đầu ra thường không cố định cũng như không dự đoán được. Sự “tất định” của quá trình chính là yếu tố mà chúng ta cần để áp dụng cho việc thiết kế và phát triển sản phẩm.
Nó giúp công tác thiết kế đạt được 2 lợi ích:
1) Khả năng thu được sản phẩm với các tính năng như đã định sau khi áp dụng “quá trình thiết kế” và 2) Những gì diễn ra khi làm sản phẩm có thể dễ dàng truyền đạt lại cho những người khác.
Quá trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
Phù hợp với cách hiểu về “Quá trình” bên trên, chúng ta có thể quan niệm quá trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm là một quá trình biến ý tưởng, thông tin, vật liệu,…(đầu vào) thành sản phẩm cuối cùng (đầu ra).
Bằng cách tiếp cận mang tính “quá trình” này với công tác Thiết kế và Phát triển Sản phẩm, doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu về sản phẩm đầu ra đạt chất lượng như mong muốn, công tác Thiết kế và Phát triển Sản phẩm mang tính kế thừa cao (có thể truyền đạt lại cho người khác) và có thể “nhân rộng” quá trình cho nhiều sản phẩm khác nhau. Ngoài ra, với việc áp dụng quá trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm chặt chẽ, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát tiến độ dự án, kiểm tra hiện trạng phát triển sản phẩm, điều phối nguồn lực kịp thời và lập kế hoạch làm sản phẩm tốt hơn.
Quá trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm là rất quan trọng với các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam làm thiết kế và phát triển sản phẩm mà không theo quá trình nhất quán nào. Việc đề ra một quá trình “chuẩn” áp dụng cho doanh nghiệp mình là rất cần thiết và có thể mang lại những lợi ích trước mắt cũng như về lâu dài
5 hoạt động chính của Quy trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
Chúng ta dùng từ “hoạt động” thiết kế thay vì “bước” để có thể linh hoạt áp dụng cho các dự án mà đôi khi chúng ta đảo thứ tự hoạt động một chút hoặc chúng ta phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
Các hoạt động thiết kế chính bao gồm: Khảo sát nhu cầu khách hàng, Xác lập thông số sản phẩm, Phát triển Concept, Thiết kế chi tiết, Thử nghiệm và Chỉnh sửa.
Khảo sát nhu cầu khách hàng
Đây là hoạt động quan trọng của công tác Thiết kế và Phát triển Sản phẩm. Chúng ta bắt đầu thiết kế thực sự bằng việc hiểu khách hàng cần gì ở sản phẩm, họ thích gì, không thích gì, họ có ý tưởng gì bổ sung cho sản phẩm chúng ta định làm hay không.
Xác lập thông số sản phẩm
Nhóm thiết kế “dịch” những nhu cầu bên trên thành các yêu cầu cụ thể với sản phẩm về tính năng, thông số,…trên cơ sở so sánh, tham khảo thông số của các sản phẩm cạnh tranh tiềm tàng.
Phát triển Concept
Từ các thông số sản phẩm và nhu cầu khách hàng, nhóm thiết kế dùng các phương pháp kỹ thuật và công nghệ dựng lên các concept khả dĩ, so sánh và lựa chọn concept tối ưu, phát triển hoàn chỉnh concept đó và đem đi thử phản hồi của khách hàng nhằm mục đích xác định khả năng “bán được” của sản phẩm cũng như doanh số kỳ vọng.
Thiết kế chi tiết
Nhóm thiết kế phân rã sản phẩm thành các mô đun, thiết kế riêng từng mô đun một cách chi tiết. Các vấn đề như Kiến trúc sản phẩm, Thiết kế Công nghiệp, Tính toán Cơ điện, Vật liệu,…hoặc Thiết kế cho Môi trường, Thiết kế cho Chế tạo,…được xem xét ở hoạt động thiết kế chi tiết này.
Thử nghiệm và chỉnh sửa
Sau khi sản phẩm được thiết kế, nhóm thiết kế cần thử nghiệm (alpha và beta) để tìm và vá lỗi, hoàn thiện sản phẩm.
Các hoạt động trước hoạt động chính của Quy trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
Bao gồm: Tìm kiếm cơ hội kinh doanh, Phát triển Ý tưởng sản phẩm và Lập kế hoạch sản phẩm (nhằm khả thi hóa sản phẩm). Dưới đây, chúng ta sẽ mô tả sơ lược các hoạt động này để có hình dung cơ bản.
Tìm kiếm cơ hội kinh doanh
Đây là khởi đầu của việc làm sản phẩm. Mỗi sản phẩm cần gắn với một “cơ hội kinh doanh” nhất định. Không có doanh nghiệp nào làm sản phẩm mà không để kinh doanh (trực tiếp hay gián tiếp). Lúc này, doanh nghiệp đối chiếu nhu cầu thị trường và năng lực công nghệ của mình để tìm ra các cơ hội kinh doanh.
Phát triển Ý tưởng sản phẩm
Ý tưởng là phôi thai ban đầu của sản phẩm. Để ra được sản phẩm cần xem xét rất nhiều ý tưởng khác nhau. Với hoạt động này, đội ngũ thiết kế đề xuất ra nhiều ý tưởng và lựa chọn ý tưởng tốt nhất để phát triển thành sản phẩm.
Lập kế hoạch sản phẩm
Hoạt động này rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp kiểm tra tính khả thi của ý tưởng, cân đối các phiên bản sản phẩm, thành lập đội ngũ, cân đối nguồn lực, kế hoạch thiết kế,…Rất nhiều công ty bỏ qua việc lập kế hoạch sản phẩm. Với những dự án lớn thì việc phát triển không có kế hoạch sẽ gây rất nhiều khó khăn và tốn kém để điều chỉnh về sau này.
Các hoạt động sau hoạt động chính của Quy trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm
Sau 5 hoạt động chính của quá trình Thiết kế và Phát triển Sản phẩm, còn có nhiều hoạt động khác mà doanh nghiệp cần làm để hoàn chỉnh công tác phát triển sản phẩm. Các hoạt động này bao gồm: Sản xuất thử, Triển khai sản phẩm, Hỗ trợ khách hàng, Thu hồi, tiêu hủy và tái chế.
Sản xuất thử
Sau khi sản phẩm đã được thử nghiệm, tinh chỉnh và hoàn thiện về thiết kế, hoạt động này được đưa vào để thử dây chuyền sản xuất, đào tạo nhân lực vận hành và phát hiện thêm lỗi, nếu có. Sau sản xuất thử sẽ là công bố sản phẩm và sản xuất hàng loạt.
Triển khai sản phẩm
Với công tác triển khai, sản phẩm được đem ra giới thiệu rộng rãi thông qua các lễ công bố, các buổi giới thiệu, các nội dung phát trên các kênh truyền thông và bán đại trà đến khách hàng thông qua các hệ thống phân phối.
Hỗ trợ khách hàng
Phòng kỹ thuật của doanh nghiệp sẽ phải đảm nhận việc hỗ trợ khách hàng khi dùng sản phẩm, giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh, bảo hành và bảo trì,…Khi thiết kế, nhóm thiết kế cần tính đến tình huống sửa chữa, thay thế, bảo trì và phải thiết kế tối ưu cho các công tác này.
Thu hồi, tiêu hủy, tái chế
Khi sản phẩm đã hết hạn sử dụng, công ty có thể có chiến lược thu hồi, đổi sản phẩm mới hoặc thậm chí tái chế sản phẩm nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và đem lại lợi ích cho người mua. Khi thiết kế, vấn đề này cần được tính đến để công việc thu hồi, tiêu hủy, tái chế được thuận lợi nhất. Thiết kế cho Môi trường cũng nhằm mục đích này.
Là 1 kỹ sư chúng ta cần phải học những công nghệ mới để đáp ứng được yêu cầu việc làm ngày càng cao như hiện nay. Đối với kỹ sư Cơ khí cũng vậy, ngoài việc học kiến thức chuyên môn thì còn 1 việc vô cùng quan trọng đó là phải thành thạo phần mềm Cad Cam Cae. Các bạn đọc bài Tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp Cơ khí... đều yêu cầu phải thành thạo ít nhất 1 phần mềm như Autocad, solidworks, nx, catia, mastercam... Vậy thì tại sao ngay từ hôm nay chúng ta không tìm kiếm 1 nơi chất lượng để học 1 cách bài bản nhất nhỉ?
Câu lạc bộ phần mềm đã thành lập từ năm 2016 đến nay đã trải qua 5 năm kinh nghiệm làm thiết kế và lập trình cùng với rất nhiều anh em tham gia đồng hàng cũng như giao lưu, chia sẻ và học tập Cad Cam Cae.
Dưới đây là các dịch vụ mà tôi cùng với Câu lạc bộ Phần mềm đang làm cho các cá nhân, tổ chức, công ty và doanh nghiệp Việt Nam.
🧰 DỊCH VỤ ✅
💎 - Vẽ 2D 3D theo yêu cầu, vẽ mẫu 3D, thiết kế chi tiết, Sản phẩm, thiết kế Máy...
🧲 - Dạy phần mềm offline, online và Đào tạo theo yêu cầu cho cá nhân, doanh nghiệp.
💎 - Bán video khoá học phần mềm Cad Cam Cae.
🧲 - Lập trình và tạo chương trình gia công cho máy CNC. Làm Gia công CNC Phay Tiện và In 3D.
💎 - Thiết kế Khuôn nhựa, khuôn dập... Thiết kế Tủ Inox...
🧲 - Làm cầu nối Việc làm và Tuyển dụng nhân sự cho công ty.
💎 - Làm Mô phỏng 3D. Bóc tách, Xuất bản vẽ 2D...
🧲 - Bán Máy tính, Ổ cứng SSD, Máy Cơ khí và Thiết bị...
Nếu bạn là cá nhân hay tổ chức, công ty đang cần làm Dịch vụ nào đó có trong danh sách trên thì Liên hệ tôi qua sdt:zalo 0366030217 (Tôi là Lê Văn Đức chủ nhiệm Câu lạc bộ phần mềm).
Bình luận