Thiết Kế Bề Mặt Đạt Chuẩn Class A Surface

Một bản thiết kế được coi là hoàn hảo với những chi tiết bề mặt có độ phức tạp cao như trong lĩnh vực thiết kế ô tô, cần phải đạt được tiêu chí sau: 
Yêu cầu đặt ra đối với bề mặt của mô hình 3D phải bóng mịn, sắc nét, thẩm mỹ đạt chuẩn class A (G2, G3).
Để biết được bề mặt thiết kế đạt chuẩn Class A ta cần sử dụng các công cụ kiểm tra trong modul design trên phần mềm Catia, Nx, Creo, Solidwork, Inventor, Cimatron, Visi...



Có hai công cụ được kết hợp để kiểm tra chất lượng bề mặt:

1. Phân tích chất lượng bề mặt từ những đường cong nằm trên bề mặt chi tiết

Ta có thể hiểu mặt cong được tạo thành từ vô số đường cong, nếu tất cả các đường cong đó đều đạt chuẩn G cao thì mặt cong đó đạt chất lượng. Trong thiết kế người ta chia làm ba cấp độ chất lượng của đường cong:

+ Chuẩn G

Vị trí chuẩn G0:
-Giá trị độ cong có bước nhảy
-Phương độ cong thay đổi (không tiếp tuyến)

+  Chuẩn G1

Vị trí đạt chuẩn G1:
- Giá trị độ cong  bước nhảy
- Phương độ cong không đổi (tiếp tuyến)


+ Chuẩn G2:


Vị trí đạt chuẩn G2:
- Giá trị độ cong không có bước nhảy nhưng biến thiên không đều
- Phương độ không thay đổi (tiếp tuyến)


+ Chuẩn G3:
Tại bất kỳ điểm nào trên đường cong:
- Giá trị độ cong không có bước nhảy, biến thiên đều.
- Phương độ cong không thay đổi.


2.Phân tích điểm sáng tối với công cụ Highlight Analysis. 

Để sử dụng thành thạo công cụ Highlight Analysis đánh giá chất lượng bề mặt 3D cần rất nhiều kinh nghiệm, trước tiên designer cần nắm các chuẩn về cấp độ chất lượng :

+ Chuẩn G0:

Bề mặt tiếp giáp của 2 surface lệch nhau(không tiếp tuyến)

+  Chuẩn G1:

Vị trí tiếp xúc gãy khúc, nhưng không lệch

+ Chuẩn G2,G3(Class A):

Vị trí tiếp giáp giữa các bề mặt surface không bị gãy khúc và lệch nhau

Đây cũng là công cụ thực tế mà các chuyên gia trong các hãng ô tô sử dụng kiểm tra chất lượng bề mặt xe trước khi xuất xưởng là chiếu các nguồn sáng song song xuống bề mặt sản phẩm. 

Là 1 kỹ sư chúng ta cần phải học những công nghệ mới để đáp ứng được yêu cầu việc làm ngày càng cao như hiện nay. Đối với kỹ sư Cơ khí cũng vậy, ngoài việc học kiến thức chuyên môn thì còn 1 việc vô cùng quan trọng đó là phải thành thạo phần mềm Cad Cam Cae. Các bạn đọc bài Tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp Cơ khí... đều yêu cầu phải thành thạo ít nhất 1 phần mềm như Autocad, solidworks, nx, catia, mastercam... Vậy thì tại sao ngay từ hôm nay chúng ta không tìm kiếm 1 nơi chất lượng để học 1 cách bài bản nhất nhỉ? 

Câu lạc bộ phần mềm đã thành lập từ năm 2016 đến nay đã trải qua 5 năm kinh nghiệm làm thiết kế và lập trình cùng với rất nhiều anh em tham gia đồng hàng cũng như giao lưu, chia sẻ và học tập Cad Cam Cae.

Nếu bạn là cá nhân hay tổ chức, công ty đang cần làm Dịch vụ nào đó có trong danh sách trên thì Liên hệ tôi qua sdt:zalo 0366030217 (Tôi là Lê Văn Đức chủ nhiệm Câu lạc bộ phần mềm).🧰 CÂU LẠC BỘ PHẦN MỀM CÓ CÁC DỊCH VỤ SAU ✅

💎 - Vẽ 2D 3D
💎 - Thiết kế Sản phẩm, Máy...
💎 - Lập trình sản xuất CAM.
💎 - Gia công CNC.
💎 - In 3D.
💎 - Đào tạo phần mềm online, offline.
💎 - Đào tạo phần mềm cho Công ty, Doanh nghiệp, Cá nhân...
💎 - Phần tích kỹ thuật CAE...
💎 - Mô phỏng, Render ảnh, video clip...

🤝 CÂU LẠC BỘ PHẦN MỀM TÌM ĐỐI TÁC CÙNG HỢP TÁC ✍️
🧲 - Thiết kế.
🧲 - Gia công CNC.
🧲 - In 3D.
🧲 - Cung cấp Máy, Thiết bị...
🧲 - Đào tạo phần mềm.
🧲 - Việc làm, Tuyển dụng...

🔗 LIÊN HỆ
☎ Hotline : 0366030217 Zalo anh Lê Văn Đức chủ nhiệm CÂU LẠC BỘ PHẦN MỀM

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.