XEON VS CORE
CPU Xeon cũng như các dòng CPU khác, có đầy đủ chức năng và cấu hình cần thiết cho một máy tính thông thường và đặc biệt là cho server hoặc máy trạm. Chip Intel Xeon thường sử dụng cho các loại máy tính cần hiệu năng cao, ngoài ra Intel còn sản xuất các dòng CPU Core i3, i5, i7, i9 khác nữa dành cho những dòng máy phổ thông.
CPU Core I và CPU Xeon đều được sản xuất từ hãng Intel nổi tiếng. Chúng đều thích hợp với các phần mềm game, thiết kế đồ họa ở thời điểm hiện tại,… nhưng có sự khác biệt đó chính là:
Khác biệt về thời gian sản xuất
– Core I7: Được ra mắt sớm là bước đột phá cho việc nâng cấp bộ vi xử lý của máy tính bàn, laptop, di động với tính năng là tiết kiệm điện và nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với core i3, i5.
– CPU Xeon: Sản xuất muộn hơn Core I7, với 3 dòng dành cho doanh nghiệp đó là Xeon E3, Xeon E5 và Xeon E7. Đời sau nâng cấp hiện đại và cao cấp hơn dòng trước.
Khác biệt về đối tượng ứng dụng
– Dòng CPU Core I7 thường ứng dụng cho máy tính bàn, laptop không yêu cầu độ ổn định cao như Workstation và Server.
– Còn Chip Intel Xeon hướng tới đối tượng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hiệu năng ổn định cao. Cụ thể, CPU Xeon E3 được dùng cho các máy chủ cỡ nhỏ và thấp và cũng là bộ vi xử lý dựa trên kiến trúc Haswell của Intel.
Khác biệt về đặc tính giữa 2 dòng CPU
– CPU Core i7 không chạy nhiều CPU cùng một lúc mà phải tắt đi 1 cái QPI (QuickPath Interconnect).
Khác biệt về đặc tính giữa 2 dòng CPU intel xeon và core i7
– Còn CPU Xeon cho phép chạy nhiều CPU cùng một lúc hoặc chạy 1 CPU đều được. Với những ai sử dụng loại Xeon nhiều CPU thì giá thành khá cao, nhất là loại Xeon dùng 2 CPU được thiết kế 2 QPI để giao tiếp với RAM server và Mainboard server được dùng chéo với nhau.
Khác biệt về card đồ họa tích hợp
– Dòng CPU Core I có sẵn IGPU (Card đồ họa tích hợp) nên những máy tính đơn giản không cần sử dụng VGA rời hoặc những máy tính có cấu hình game online sử dụng độ phân giải thấp cũng sử dụng dòng CPU này.
– Dòng CPU Xeon không có IGPU (Card đồ họa tích hợp) nên nếu máy tính yêu cầu cấu hình cao thì mua thêm VGA rời để xuất hình. Bởi vì Mainboard có hỗ trợ CPU cũng không thể xuất hình.
RYZEN VS INTEL
AMD và Intel đều là những nhà sản xuất chip nổi tiếng trên thị trường hiện nay.
SO SÁNH CHIP INTEL VÀ AMD
Về giá – Chọn AMD
CPU là linh kiện quan trọng khi bạn muốn xây dựng một cấu hình máy tính để bàn, và đây cũng là linh kiện có mức giá khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong giá tiền build case máy tính. Mặc dù cả Intel và AMD đều có nhiều sản phẩm và mức giá đa dạng nhưng so về cùng phân khúc giá, chip AMD chiếm lợi thế hơn.
Hiệu năng sử dụng
Về hiệu năng sử dụng của CPU, ta xét về hiệu năng lõi đơn và hiệu năng đa luồng.
- Hiệu năng lõi đơn: Chip Intel luôn được đánh giá cao hơn AMD
- Hiệu năng đa luồng: AMD chiếm ưu thế hơn nhờ số lượng lõi và số luồng cao hơn.
Khả năng xử lý đồ họa – Chọn AMD
AMD được đánh giá cao hơn về khả năng xử lý đồ họa vì đã cho ra đời card đồ họa chuyên dụng trong khi Intel chưa có. AMD nhờ việc phát hành Ryzen 5 2400G, gói đồ họa Vga rời mạnh mẽ đã mang đến khả năng xử lý đồ họa vượt trội hơn. Bên cạnh đó, AMD cũng đã ra mắt trình điều khiển cập nhật cho chip Ryzen di động của mình, điều này góp phần tăng hiệu suất tốt hơn tới 20% trong các trò chơi.
Khả năng ép xung – Chọn Intel
Trong tầm giá thấp, CPU AMD được đánh giá là có khả năng ép xung tốt hơn CPU Intel. Nhưng đánh giá này hoàn toàn ngược lại ở phân khúc CPU cao cấp. Các CPU cao cấp của Intel có thể được trang bị tới 8 hoặc 10 lõi cùng khả năng ép xung vô cùng ấn tượng, chip của AMD trong phân khúc cao cấp này không thể nào so bì được.
AMD HAY NVIDIA
Chọn AMD hay Nvidia? nó phụ thuộc vào phần mềm bạn đang sử dụng. Nếu bạn dùng phần mềm chỉ hỗ trợ OpenCL thì hãy chọn AMD. Nếu phần mềm hỗ trợ cả 2 thì chọn Nvidia.
Nếu dùng Blender Cycles, Octane, Redshift, VRay để render thì hãy chọn Nvidia.
Ngược lại nếu bạn render bằng LuxCoreRender 9 hay Radeon ProRender 17 thì chọn AMD
Những công nghệ nổi bật trên card màn hình NVIDIA
1 Công nghệ NVIDIA CUDA
2 Công nghệ NVIDIA IRAY
3 Công nghệ NVIDIA OptiX Ray Tracing
4 Công nghệ NVIDIA GPU Boost
5 Công nghệ NVIDIA G-SYNC
6 Công nghệ GEFORCE GTX SLI
7 Công nghệ NVIDIA PhysX
8 Công nghệ NVIDIA 3D Vision & Surround
Nếu các bạn không biết GPGPU là gì hay OpenCL, CUDA là như thế nào thì điều đó cũng bình thường thôi. Bởi vì nó là những từ ngữ chuyên dụng được sử dụng trong phần cứng và phần mềm của card đồ họa. Tuy nhiên bài biết này sẽ giải thích sơ bộ về các thuật ngữ đó và ứng dụng của nó để các bạn có thể nắm rõ.
Chúng ta đã biết GPU (Graphics Processing Unit) là đơn vị xử lý đồ họa, hay hiểu đơn giản nó là cái card đồ họa bạn mua để cắm vào thùng máy tính. Thông thường GPU hỗ trợ cho CPU (central processing unit) để tính toán hình ảnh xuất lên màn hình (chơi game mượt hơn). Nhưng nó chỉ hỗ trợ một chiều, nghĩa là CPU xử lý tính toán rồi trả kết quả cho GPU xử lý hình ảnh xuất ra màn hình, nó không trả lại kết quả cho CPU. Để GPU trả lại kết quả cho CPU, cần có có sự hỗ trợ GPGPU (General Purpose Computing on Graphics Processing Units). Hay nói cách khác GPGPU là thành phần để GPU giao tiếp với CPU. Nếu để chơi game thì không cần quan tâm GPGPU là gì, CPU tính toán trả kết quả cho GPU tính toán xuất hình ảnh ra màn hình. Nếu bạn có nhiều hơn 1 GPU thì cần có thiết bị gắn thêm để các GPU giao tiếp với nhau. thiết bị đó là SLI của Nvidia hay CrossFireX của AMD. Nếu để render trên VRay, Octane, Redshift, Blender,... thì cần có GPGPU, CPU tính toán rồi trả kết quả cho GPU tính toán hình ảnh sau đó lại trả kết quả về CPU. Nếu bạn có nhiều hơn 1 GPU thì hệ thống vẫn làm việc mà không cần SLI hay CrossFireX vì lúc này các GPU làm việc độc lập với nhau .
Chúng ta đã biết GPGPU giúp cho GPU và CPU giao tiếp với nhau theo 2 chiều. OpenCL và CUDA là một software frameworks để GPGPU làm việc. Nghĩa là để can thiệp vào quá trình tính toán đó thì GPGPU phải thông quan OpenCL/CUDA. OpenCL là GPGPU framework mã nguồn mở được sử dụng trong các card đồ họa của AMD. CUDA là GPGPU framework độc quyền của Nvidia. Card đồ họa của Nvidia hỗ trợ cả OpenCL và CUDA, trước đây Nvidia hỗ trợ OpenCL không tốt bằng AMD nhưng các thế hệ mới hay chi tiết hơn là RTX 20 Series đã có sự cải thiện rõ rệt.
OpenCL là một khung GPGPU có nguồn mở. Chúng tôi đã đề cập rằng nếu phần mềm của bạn hỗ trợ cả OpenCL và CUDA, thì hãy sử dụng CUDA, nhưng nếu OpenCL là lựa chọn duy nhất thì sao? Nói một cách đơn giản, nếu OpenCL là sự lựa chọn duy nhất của bạn, ví dụ: Final Cut Pro X chỉ hỗ trợ OpenCL và chúng tôi thường khuyên người dùng nên sử dụng card đồ họa AMD OpenCL. Trên toàn bộ tích hợp OpenCL thường không chặt chẽ như CUDA, nhưng OpenCL vẫn sẽ tạo ra các hiệu suất tăng đáng kể khi được sử dụng và tốt hơn nhiều so với việc không sử dụng GPGPU. Như chúng tôi đã nói trước đó, card đồ họa Nvidia cũng có thể sử dụng framework OpenCL, nhưng nó không hiệu quả như card đồ họa của AMD. Vì vậy, nếu các ứng dụng bạn sử dụng hoàn toàn dựa trên OpenCL và không có hỗ trợ CUDA, chẳng hạn như Final Cut Pro X, chúng tôi khuyên bạn nên trang bị cho hệ thống của mình một GPU AMD OpenCL.
Vulkan là một API điện toán và là đồ hoạ 3D đa nền tảng giúp tạo ra một môi trường mà ở đó các lập trình viên có thể sử dụng để sản xuất nội dung 3D, từ ứng dụng cho đến trò chơi một cách dễ dàng nhất. Tương tự như Open Graphics Library (OpenGL) và DirectX của Microsoft.
Có thể nói Vulkan là một ứng dụng cao cấp hơn so với cái API đồ họa trước đây. Vulkan được thiết kế dưới dạng mô - đun vì vậy nó có tính linh hoạt cao, hỗ trợ nhiều công cụ cụ thể của nhà sản xuất GPU, cung cấp khả năng kiểm soát trực tiếp bộ xử lý. Vì thế, Vulkan có khả năng tương thích tốt với nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau hơn so với đối thủ của mình. Vulkan đã được hỗ trợ trên nhiều thiết bị di động như Android, Windows, Linux,... các loại máy chơi game và nhiều thiết bị khác.
Vulkan có thể điều khiển được rất nhiều lõi GPU có trong điện thoại, máy tính, laptop, máy in, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, máy trạm, kính thực tế ảo, ô tô,... hay bất kỳ thiết bị công nghệ nào có trang bị GPU. giúp việc xử lý đồ hoạ là trên các game, app và các ứng dụng đồ hoạ trở nên mượt mà hơn bao giờ hết.
OpenGL (Open Graphics Library) là một tiêu chuẩn kỹ thuật đồ họa được hình thành với mục đích định ra một giao diện lập trình ứng dụng (API) hỗ trợ cho việc lập trình ứng dụng đồ họa 2D, 3D hoạt động độc lập với phần cứng. Giao diện lập trình này chứa khoảng 250 hàm để vẽ các cảnh phức tạp, được sử dụng rộng rãi trong các trò chơi điện tử.
Với OpenGL, một ứng dụng có thể tạo ra các hiệu ứng tương tự trong bất kỳ hệ điều hành nào sử dụng các bộ điều hợp đồ họa của OpenGL. Có thể nói, OpenGL giống như một ngôn ngữ đồ họa độc lập và có khả năng tương thích với mọi nền tảng, mọi kiểu máy tính, thậm chí cả trên những máy tính không hỗ trợ đồ họa cao cấp.
Ngoài ra, OpenGL còn dùng trong các ứng dụng CAD, thực tế ảo, mô phỏng khoa học, mô phỏng thông tin, phát triển trò chơi nhằm tăng tốc xử lý hình ảnh, giống như DirectX của Microsoft. Điển hình được sử dụng để sửa lỗi treo Logo trong game Rules Of Survival, được đông đảo game thủ săn tìm để có thể trải nghiệm tựa game sinh tồn hấp dẫn này.
Mesa là phần mềm mã nguồn mở triển khai OpenGL, Vulkan, VDPAU, VA-API và các đặc tả API đồ họa khác.
Dự án của Mesa bắt đầu như một triển khai mã nguồn mở của đặc tả OpenGL (một hệ thống để hiển thị đồ họa 3D tương tác). Qua nhiều năm, dự án đã phát triển để triển khai nhiều API đồ họa hơn, bao gồm OpenGL ES (phiên bản 1, 2, 3), OpenCL, OpenMAX, VDPAU, VA API, XvMC và Vulkan.
Một loạt các trình điều khiển thiết bị cho phép các thư viện Mesa được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, từ mô phỏng phần mềm đến tăng tốc phần cứng hoàn chỉnh cho các GPU hiện đại.
Mesa triển khai một lớp dịch độc lập với nhà cung cấp giữa API đồ họa như OpenGL và các trình điều khiển đồ họa trong nhân của hệ điều hành.
Ngoài ra, thực tế là các trình điều khiển đồ họa của Mesa là mã nguồn mở và có cách triển khai tổng quát hơn không có nghĩa là chúng tệ.
Ngược lại, nhiều khi việc sử dụng các trình điều khiển này có xu hướng mang lại hiệu suất cao hơn so với việc sử dụng trình điều khiển riêng của các cạc đồ họa khác nhau.
Điều này chủ yếu là do trình điều khiển riêng đã lỗi thời và không được hỗ trợ hoặc do các nhà phát triển thường không phát hành hoặc đưa các công nghệ mới nhất vào trình điều khiển của họ.
DirectX là một công cụ của hệ điều hành Windows gồm tập hợp các giao diện lập trình ứng dụng (API) giúp kết nối các thư viện với các ứng dụng trò chơi, hỗ trợ tối ưu đồ họa 3D, hình ảnh, âm thanh, các tác vụ đa phương tiện,... Trong đó phổ biến nhất là thư viện API Direct3D của DirectX được nhiều tựa game sử dụng trong đồ họa của mình. Bạn có thể tải, cài đặt và sử dụng miễn phí DirectX trên máy tính, laptop chạy hệ điều hành Windows của mình.
Cái tên DirectX được đặt như một thuật ngữ viết tắt cho tất cả các API như DirectDraw, Direct3D, DirectSound, DirectMusic, DirectPlay,...
Là 1 kỹ sư chúng ta cần phải học những công nghệ mới để đáp ứng được yêu cầu việc làm ngày càng cao như hiện nay. Đối với kỹ sư Cơ khí cũng vậy, ngoài việc học kiến thức chuyên môn thì còn 1 việc vô cùng quan trọng đó là phải thành thạo phần mềm Cad Cam Cae. Các bạn đọc bài Tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp Cơ khí... đều yêu cầu phải thành thạo ít nhất 1 phần mềm như Autocad, solidworks, nx, catia, mastercam... Vậy thì tại sao ngay từ hôm nay chúng ta không tìm kiếm 1 nơi chất lượng để học 1 cách bài bản nhất nhỉ?
Câu lạc bộ phần mềm đã thành lập từ năm 2016 đến nay đã trải qua 5 năm kinh nghiệm làm thiết kế và lập trình cùng với rất nhiều anh em tham gia đồng hàng cũng như giao lưu, chia sẻ và học tập Cad Cam Cae.
Dưới đây là các dịch vụ mà tôi cùng với Câu lạc bộ Phần mềm đang làm cho các cá nhân, tổ chức, công ty và doanh nghiệp Việt Nam.
🧰 DỊCH VỤ ✅
💎 - Vẽ 2D 3D theo yêu cầu, vẽ mẫu 3D, thiết kế chi tiết, Sản phẩm, thiết kế Máy...
🧲 - Dạy phần mềm offline, online và Đào tạo theo yêu cầu cho cá nhân, doanh nghiệp.
💎 - Bán video khoá học phần mềm Cad Cam Cae.
🧲 - Lập trình và tạo chương trình gia công cho máy CNC. Làm Gia công CNC Phay Tiện và In 3D.
💎 - Thiết kế Khuôn nhựa, khuôn dập... Thiết kế Tủ Inox...
🧲 - Làm cầu nối Việc làm và Tuyển dụng nhân sự cho công ty.
💎 - Làm Mô phỏng 3D. Bóc tách, Xuất bản vẽ 2D...
🧲 - Bán Máy tính, Ổ cứng SSD, Máy Cơ khí và Thiết bị...
Nếu bạn là cá nhân hay tổ chức, công ty đang cần làm Dịch vụ nào đó có trong danh sách trên thì Liên hệ tôi qua sdt:zalo 0366030217 (Tôi là Lê Văn Đức chủ nhiệm Câu lạc bộ phần mềm).
Bình luận