So Sáng Các Phần Mềm Cad Cam Cae Cao Cấp Trung Cấp và Sơ Cấp Phần Mềm Nào NGON nhất!
Hoàn toàn nhất trí với bạn rằng việc so sánh các phần mềm cùng loại chỉ mang tính tương đối, ai quen dùng cái gì thì thấy cái đó hay hơn! Tuy nhiên, nếu bạn so sánh Inventor với SolidWork thì có thể, nhưng với Pro/E thì quả thật không ổn.
Nếu chỉ dừng lại ở công việc thiết kế mô hình (Design) thì cũng có thể nói phần mềm nào cũng xem xem như nhau. Nhưng nếu nhìn vấn đề ở tầm tổng hợp, bao gồm cả 3 quá trình:
+ CAD – Computer Aided Design
+ CAM – Computer Aided Manufacturing
+ CAE – Computer Aided Engineering
Thì Inventor không đủ “tư cách” so sánh với Pro/E. Trên quan điểm này, chỉ có 4 phần mềm có thể “so cựa” với nhau được, gọi là “tứ đại CAD/CAM”: Catia, Unigraphic, I-deas và Pro/E.
Mình cũng không đủ trình độ để phân tích một cách cụ thể và sâu sắc, nhưng nhận định trên đã được tham khảo từ rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Ngoài ra, trên quan điểm “tiền nào của đó”, giá bán của các phần mềm cũng có thể nói lên được nhiều điều. Bạn thử so sánh các số liệu (tương đối) sau:
- Catia: 150.000 USD
- Unigraphic: 200.000 USD
- I-deas: 120.000 USD
- Pro/E: 100.000 đến 200.000 USD
Trong khi đó:
- AutoCAD 2007: 4000 USD
- AutoCAD 2008: 4200 USD
- Mechanical Desktop: 5000 USD
- Inventor 11: 8000 USD
- SolidWork: 6000 đến 8000 USD
Bạn có thể search trên net để kiểm tra lại tính xác thực của các số liệu. Tất nhiên giá của 4 “thằng” trên là bản trọn gói, bao gồm cả CAD/CAM/CAE. Nếu chỉ tính riêng phần CAD thì không đến giá đó, nhưng dù sao các con số cũng thể hiện “đẳng cấp” của các phần mềm. Trong cái “tôn ti trật tự” ấy, cả SolidWork, Mechanical Desktop lẫn Inventor chỉ được xếp ở hạng “thường thường bậc trung” thôi. AutoCAD “bị” xếp vào nhóm phần mềm giá rẻ!
Dù là dùng phần mềm có bản quyền hay “xài chùa”, việc chọn phần mềm nào cũng là vấn đề cần cân nhắc kỹ, trên cơ sở phù hợp tốt nhất với đặc thù công việc của từng người, từng đơn vị. Chính mình là người đã tham khảo tính năng, công dụng của các phần mềm CAD/CAM đang được dùng phổ biến, và có vai trò quyết định trong việc tư vấn cho công ty mình dùng cái nào cho phù hợp. Bởi vậy, tuy chưa dùng Inventor, nhưng không phải vì thế mà bạn cho rằng mình chưa hiểu về nó. Mình đã nghiên cứu rất kỹ Overview cũng như Tutorial Inventor của chính Autodesk và đã quyết định không dùng nó vì những lý do rất cơ bản sau:
1) Đặc thù hoạt động cơ khí trong công ty mình là thiết kế và chế tạo rất nhiều thiết bị, có tính đa dạng rất cao, chủ yếu là các thiết bị mang tính đặc thù trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Chủng loại tuy nhiều nhưng sản lượng hầu hết ở dạng đơn chiếc. Trong khi đó, yêu cầu về tiến độ công việc rất căng, từ khi nhận nhiệm vụ đến khi hoàn thiện 1 thiết bị có quy mô vừa, phổ biến từ 1 đến 2 tháng (bao gồm cả khảo sát, thiết kế nguyên lý, thiết kế kỹ thuật, gia công, lắp ráp, điều chỉnh, chạy thử, bàn giao). Trong cái quy trình đó, sản phẩm cuối cùng của nhóm thiết kế (trung bình chỉ có 2 người / 1 thiết bị) là tập hợp các bản vẽ chế tạo chi tiết với đầy đủ các yếu tố cần thiết cho gia công chế tạo, được thể hiện chủ yếu là hình chiếu, mặt cắt và các ghi chú. Trong điều kiện như vậy, để bảo đảm tiến độ công việc, sự lựa chọn hợp lý nhất của mình là: AutoCAD + AutoLisp + Các trình ứng dụng nhỏ hỗ trợ thiết kế (sưu tầm được hoặc tự lập trình) + Excel để lập bảng kê chi tiết và các bảng tổng hợp vật tư, lập dự toán…
2) Các chi tiết máy của thiết bị đa số là cỡ nhỏ, hình dáng, kích thước được chọn theo chức năng là chủ yếu. Rất ít khi phải tính toán theo độ bền, độ cứng vững hoặc phân tích rung động…, trừ một số chi tiết chịu lực lớn và đặc biệt quan trọng của thiết bị (nếu có chi tiết hoặc máy mẫu với chức năng tương tự thì lấy số liệu tham khảo và cũng khỏi tính luôn). Do đó, việc lập mô hình 3D để lấy thông số cho tính toán CAE là không cần thiết (đúng hơn là không phù hợp do điều kiện thời gian). Mình chỉ cần mô hình 3D cho một số ít (khoảng 20%) trường hợp sau:
- Lập bản vẽ tổng thể cho khách hàng, đặc biệt là các “sếp” dễ hình dung tổng quan về thiết bị đó.
- Minh họa thêm cho các hình chiếu 2D khi chi tiết quá phức tạp, công nhân khó hình dung khi đọc bản vẽ để gia công và lắp ráp
- Cần vẽ 3D để tính toán chính xác khối lượng vật đúc phức tạp.
Với các yêu cầu đơn giản này, phần CAD 3D của AutoCAD + các chương trình Lisp của mình thừa sức đảm đương với năng suất cực cao. Riêng một số chi tiết rất phức tạp, nằm ngoài khả năng của AutoCAD, mình chỉ cần dùng một phần mềm rất nhẹ nhàng là Rhino (chủ yếu cho thiết kế mẫu và tạo dáng) là đủ để thể hiện.
3) Một số chi tiết cần gia công CNC, chỗ mình dùng MasterCAM hoặc Pro/E. Thật ra thì vẫn có thể thiết kế 3D model hoàn chỉnh bằng các phần mềm CAD khác rồi export kết quả sang CAM. Tuy nhiên, nếu geometry đơn giản thì không có vấn đề gì, nhưng nếu hơi phức tạp thì cũng gặp phải rất nhiều rắc rối: không export được hoặc độ chính xác export bị giảm. Nếu bạn thường xuyên phải chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa các phần mềm CAD và CAM khác nhau bạn sẽ thấy rõ điều đó. Điều này lý giải cho việc tại sao các công ty lớn (chế tạo máy bay, ô tô…) vẫn chấp nhận cái giá “trên trời” để trang bị đồng bộ trọn gói CAD/CAM/CAE của 1 trong 4 phần mềm “tứ đại CAD/CAM” nói trên.
Tóm lại, việc chọn phần mềm CAD/CAM ở chỗ mình dựa trên các luận điểm cơ bản:
- Phần lớn công việc dùng AutoCAD + AutoLisp + Phần mềm hỗ trợ -> năng suất cao. Để dễ hình dung, có thể nêu 1 ví dụ: một nhân viên trong bộ phận thiết kế của mình có thể hoàn thành toàn bộ hồ sơ thiết kế, bao gồm bản vẽ lắp, các bản vẽ chi tiết gia công, bản vẽ chế tạo phôi, các bảng thống kê chi tiết, thống kê vật tư của một hộp giảm tốc thông dụng (giống như đồ án chi tiết máy của sinh viên) chỉ trong 1 buổi làm việc 4h. Tổng cộng có khoảng vài chục bản vẽ và bảng kê, tất cả đều đầy đủ, đúng quy định và sát với điều kiện cung cấp vật tư tại chỗ (a lô là họ mang đến ngay).
- Một số trường hợp cần gia công CNC: dùng ngay phần mềm CAD/CAM cho cả CAD và CAM -> tránh được các trường hợp không tương thích nói trên cũng như mã NC của chương trình gia công nhận được tối ưu hơn.
- Riêng mảng CAE: hầu như chưa có nhu cầu.
- Một điểm quan trọng nữa, không riêng gì công ty mình, mà là tình trạng phổ biến hiện nay trên cái mặt bằng sản xuất cơ khí của Việt Nam: trình độ tiêu chuẩn hóa quá thấp. Bạn cảm thấy đắc ý khi dùng kho thư viện chi tiết khổng lồ của các phần mềm và đưa vào thiết kế, nhưng khi triển khai chưa chắc bạn đã mua được đúng chủng loại vật tư đó. Tất nhiên, bạn có thể đặt hàng từ nước ngoài, cái gì cũng có nhưng với 2 điều kiện: số lượng đặt mua tương đối lớn (ít quá người ta không nhận) và giá cả chấp nhận được khi đưa vào giá thành sản phẩm.
- Ngoài ra, không thể không kể đến cấu hình máy tính đang dùng. Khá nhiều máy của công ty thuộc dòng Pentium 2, đáng ra đã "nghỉ hưu" rồi nhưng vẫn phải tiếp tục "cày"! Mình rất ngại ngần khi phải dùng các phần mềm yêu cầu cấu hình máy cao vì khi thay đổi buộc phải đồng loạt trong cả bộ phận thiết kế (làm việc theo nhóm là chủ yếu).
Với tình hình trên, việc dùng Inventor theo nhận định chủ quan của mình là không phù hợp: tay không với tới trời mà chân cũng không chạm đất!
Khách quan mà nhìn nhận, cách làm của công ty mình không mang tính chính quy, bài bản mà rất ư là chắp vá. Bản thân mình rất hiểu điều đó và cũng tự thấy không hài lòng nhưng vẫn chấp nhận vì sự hợp lý tuơng đối của nó, chí ít là trước đây cũng như trong tương lai gần. Trong tương lai xa, nếu một trong các yếu tố sau thay đổi, chắc chắn mình sẽ có sự lựa chọn lại:
- Sản xuất cơ khí của công ty phát triển lên tầm cỡ lớn hơn
- Công ty làm nhiều mặt hàng dạng siêu trường, siêu trọng. Mỗi kết cấu chi tiết có giá trị lớn hoặc có yêu cầu đặc biệt về độ an toàn khi chịu tải.
- Công ty có được nhiều nhóm hàng có sản lượng hàng loạt lớn, đòi hỏi đầu tư chăm chút hơn từng yếu tố nhỏ của sản phẩm trong khâu thiết kế.
- Mặt bằng sản xuất cơ khí của Việt Nam quy củ hơn, có tính tiêu chuẩn hóa cao hơn
- Việc thực thi bản quyền phần mềm có hiệu lực hơn
Mình nói chuyện riêng của công ty hơi nhiều, nhưng theo mình biết đó cũng là tình trạng chung của rất nhiều xí nghiệp cơ khí vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. Tất nhiên, mỗi công ty, mỗi xí nghiệp có cách làm riêng phù hợp nhất với tình hình thực tế của họ. Bản thân mình cũng mong càng ngày càng có nhiều anh em cơ khí vào đây để giao lưu và học hỏi lẫn nhau.
Riêng về Inventor, từ lâu mình cũng đã định dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn (dù muốn hay không, cũng đã là… đệ tử của môn phái Autodesk!) nhưng thú thật là chưa có điều kiện. Các ý kiến mình nêu trên, chắc chắn là mang tính chủ quan nhưng không phải là “phán ẩu” như bạn nói. Dù sao, mình cũng đã nhận trách nhiệm “dẫn chương trình” của cái diễn đàn Cơ khí… lèo tèo này nên rất cẩn trọng khi nêu ý kiến về mọi vấn đề, và cũng rất tôn trọng mọi ý kiến, dù tán thành hay phản biện của tất cả các bạn. Mình cũng rất mong, với bề dày kinh nghiệm sử dụng Mechanical Desktop và Inventor, bạn sẽ tiếp tục đóng góp nhiều bài viết có giá trị về chúng.
Một lần nữa, xin cám ơn các ý kiến của bạn.
Là 1 kỹ sư chúng ta cần phải học những công nghệ mới để đáp ứng được yêu cầu việc làm ngày càng cao như hiện nay. Đối với kỹ sư Cơ khí cũng vậy, ngoài việc học kiến thức chuyên môn thì còn 1 việc vô cùng quan trọng đó là phải thành thạo phần mềm Cad Cam Cae. Các bạn đọc bài Tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp Cơ khí... đều yêu cầu phải thành thạo ít nhất 1 phần mềm như Autocad, solidworks, nx, catia, mastercam... Vậy thì tại sao ngay từ hôm nay chúng ta không tìm kiếm 1 nơi chất lượng để học 1 cách bài bản nhất nhỉ?
Câu lạc bộ phần mềm đã thành lập từ năm 2016 đến nay đã trải qua 5 năm kinh nghiệm làm thiết kế và lập trình cùng với rất nhiều anh em tham gia đồng hàng cũng như giao lưu, chia sẻ và học tập Cad Cam Cae.
Dưới đây là các dịch vụ mà tôi cùng với Câu lạc bộ Phần mềm đang làm cho các cá nhân, tổ chức, công ty và doanh nghiệp Việt Nam.
🧰 DỊCH VỤ ✅
💎 - Vẽ 2D 3D theo yêu cầu, vẽ mẫu 3D, thiết kế chi tiết, Sản phẩm, thiết kế Máy...
🧲 - Dạy phần mềm offline, online và Đào tạo theo yêu cầu cho cá nhân, doanh nghiệp.
💎 - Bán video khoá học phần mềm Cad Cam Cae.
🧲 - Lập trình và tạo chương trình gia công cho máy CNC. Làm Gia công CNC Phay Tiện và In 3D.
💎 - Thiết kế Khuôn nhựa, khuôn dập... Thiết kế Tủ Inox...
🧲 - Làm cầu nối Việc làm và Tuyển dụng nhân sự cho công ty.
💎 - Làm Mô phỏng 3D. Bóc tách, Xuất bản vẽ 2D...
🧲 - Bán Máy tính, Máy Cơ khí và Thiết bị...
Nếu bạn là cá nhân hay tổ chức, công ty đang cần làm Dịch vụ nào đó có trong danh sách trên thì Liên hệ tôi qua sdt:zalo 0366030217 (Tôi là Lê Văn Đức chủ nhiệm Câu lạc bộ phần mềm).
Bình luận