CAD-CAM-CNC-CAE Trong Mắt Các Em Sinh Viên Kỹ Thuật

Thiết kế tự động hóa chủ yếu là thiết kế máy móc tự động, đồ gá, tool, khuôn, hoặc cả dây chuyền tự động theo yêu cầu của chính công ty nếu bạn ở bộ phận tự động hóa, cải tiến hoặc innovation. Hoặc thiết kế theo yêu cầu của khách hàng nếu công ty chuyên đi làm cho khách.

Vậy các kỹ năng cần và đủ để theo ngành thiết kế tự động hóa cần gì?

1. Chuyên môn nền tối ưu: Cơ khí tự động hóa, Cơ điện tử, Cơ khí chế tạo, Điện tự động hóa.

2. Thành thạo 1 trong các phần mềm 3D. Riêng mảng thiết kế máy tự động hóa mình xin đưa ý kiến riêng là Inventor và solidwork, tuy nhiên Inventor tiện hơn rất nhiều vì mình học solid đầu tiên và đã dùng tất cả các phần mềm ở mức độ vẽ tốt và quản lý bản vẽ lắp (Catia, NX, Cre-O).

3. Kiến thức về kết cấu, mối ghép, phân tích truyền động tốt, Môn Nguyên lý máy và chi tiết máy thời đại học, cái này thì mình thường xuyên phân tích và thay đổi từ 1 chuyển động đơn của 1 xy lanh sang các khớp bậc 3-4-5...

4. Nắm vững các tiêu chuẩn về cơ khí: Tiêu chuẩn hiển thị bản vẽ, tiêu chuẩn hiện thị và xử lý vật liệu, tiêu chuẩn dung sai hình học chung theo ISO, JIS, DIN. hoặc ANSI… Tùy các bạn, Riêng về tiêu chuẩn dung sai hình học chung (general standard for GD&T) mình thường dùng "JIS B0408 grade B".

5. Thành thạo về hình học họa hình, tính toán GD&T (dung sai hình dạng và lắp ghép), thành thạo hoàn hảo chứ ko phải là biết đến đặc biệt các vị trí định vị, chuyển động, dẫn hướng, hoặc biến đổi chuyển động.

6. Thành thạo phân tích kết cấu, tính toán lực, tải trọng, chuyển động, moment xoắn, moment quán tính, moment mặt cắt, chuyển gốc moment, các mối ghép cơ khí tĩnh, cơ cấu chuyển động quá trình thay đổi lực trong quá trình chuyển động… (Sinh viên hãy học tốt "Sức Bền Vật Liệu"...

7. Thành thạo các loại vật liệu thường dùng cũng như những hợp chất hoặc nguyên tố bên trong nó như: 

Nhựa(POM, ABS, PVC, PE, PA, PET, PEEK, MC nylon, Teflon, PI), 

Thép (SSxxx, SxxC, SPCC, SUS2xx, 3xx, 4xx, SKD, SKH, SJ. SPCC...) 

Nhôm( Axxxx) Đồng (Cxxxxx), 

Cùng các khả năng cơ tính của nó như thông số ma sát, độ mài mòn, khả năng tạo độ nhám, độ cứng, modul đàn hồi, ứng suất cắt, kéo, nén, khả năng có từ tính, không có từ tính, các yếu tố có thể nhiệt luyện hay không: tôi, ram, điều chỉnh độ cứng...

Ví dụ điển hình nhất là Inox 304, hoặc thường được gọi là SUS304: tỉ lệ Chrome-Niken: 18/8, Carbon <0.08, các nhỏ nhỏ khác thì mình sẽ ko nói thêm, nhưng thép SUS3xx sẽ đều là thép nhiệt luyện ở giản đồ pha Austenit hay còn gọi là gamma, với nhiệt độ từ 750~1400, và nó có tính chất điển hình là ko có từ tính, vì vậy khi thiết kế mà những vị trí cần dùng "Cảm biến Từ" để xác nhận thì các bạn đã mắc 1 lỗi nghiêm trọng.

8. Thành thạo nguyên lý cắt, cách thức gia công, tính toán quy trình gia công như cưa, tiện, phay, bào, mài, in 3D kim loại. Hiểu rõ các loại dao có trên thị trường, vì mỗi loại dao sẽ chỉ có giới hạn, ví dụ không thể yêu cầu 1 con dao phay phi2 mà dài cả 50mm. Và Nếu có thể thì cũng nên sử dụng thành thạo các máy gia công bằng tay từ khoan, cưa, cắt, bào, tiện, phay và nếu có thể thì cũng cần học gia công tự động CNC và viết được G-Code hoặc các hệ điều hành nào đó như Heidenhain...

Còn một điểm là cần nắm được từng loại gia công nào có thể đạt được độ nhám bao nhiêu, cũng như khả năng tính độ nhám cho các vùng dung sai... cái này có thể học sau.

9. Thuộc lòng đại đa số thông số các linh kiện tiêu chuẩn của: 

Cơ khí: bulong, đai ốc, trục, bạc, vòng bi, thanh trượt dẫn hướng,... 

Các linh kiện tiêu chuẩn của điện: Servo, Step, DC motor, sensor...

Các linh kiện khí nén: đầu nối, van tiết lưu, van điện từ, xy lanh, ... 

Các loại robot từ 1 trục đến 6 trục...

Thuộc lòng các catalog liên quan của các hãng lớn cho việc thiết kế máy như: Misumi, Nachi, Indec, CKD, SMC, Koganei, Keyence, Omzon, Panasonic, IAI, Mitsubishi, các hãng robot như ABB, KuKa…. Tùy thị trường và tiêu chuẩn khách hàng mong muốn hoặc chính công ty bạn là công ty nước nào…

10. Sử dụng tốt các phần mềm mô phỏng tính toán khí nén, tính toán lựa chọn động cơ cho việc chịu được tải trọng, moment xoắn, momen khởi động gia tốc khi tăng tốc hoặc phanh. Tính toán áp suất, lực, tốc độ, lực ép, moment quán tính… một ví dụ đơn giản nếu bạn tính ko chuẩn moment quán tính khi chọn xy lanh và được dừng bởi stopper và có absorber thì khi Xilanh nó va vào stoper, stopper sẽ không thể có moment quán tính hấp thụ hợp lý nó sẽ ko dừng êm mà bị giật và bật ngược, hoặc va chạm phá hủy hỏng stopper…

11. Hiểu rõ và tính toán tốt cho tacktime, quy trình, layout của sản phẩm cần làm cũng như phù hợp với dây chuyền, quy trình của công ty. Tính toán các cơ cấu máy va cham và tránh và chạm, interlock.

12. Hiểu và đọc hiểu PLC program, nguyên lý build PLC và follow chart của máy. (chỉ cần biêt qua, còn lập trình là 1 mảng riêng của kỹ sư điện, Nếu học cơ điện tử thì tốt nhất cũng nên tự viết được luôn càng tốt), thị trường hiện nay thông dụng nhất là Mitsubishi. Cái này có thể không cần học ngay, nhưng sẽ cần học thì mới gọi là 1 kỹ sư thiết kế tự động hóa thực sự

13. Thành thạo các máy đo của cơ khí đặc biệt là CMM, OMM: Zeiss, Faro, Mituyoto, Keyence, MicroVU, Nikon,… Sinh viên có thể học cái này sau vì nó khá dễ.


Nhằm đáp ứng các nhu cầu, mục đích của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. CLB phần mềm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ: 

📍Vẽ 2D 3D theo yêu cầu, vẽ mẫu có sẵn, thiết kế chi tiết, Sản phẩm, thiết kế Máy...

📍 Dạy phần mềm offline, online và Đào tạo theo yêu cầu cho cá nhân, doanh nghiệp 

📍 Bán video khoá học phần mềm Cad Cam Cae

📍 Lập trình và tạo chương trình gia công cho máy CNC

📍 Gia công CNC Phay Tiện và In 3D

📍 Làm cầu nối Việc làm và Tuyển dụng nhân sự cho công ty

📍 Làm Mô phỏng 3D

📍 Bán Máy tính, Máy Cơ khí và Thiết bị... 

👉 Với mục tiêu là đem đến những dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. 

✍ Thông tin liên hệ: 

CLB phần mềm 

Chủ nhiệm: Lê Văn Đức

SĐT: 0366030217

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.